VISA du học D-2, D-4
THÔNG TIN CẬP NHẬT TRỰC TIẾP TRÊN WEBSITE ĐẠI SỨ QUÁN ĐẠI HÀN DÂN QUỐC TẠI VIỆT NAM
(https://overseas.mofa.go.kr/vn-vi/brd/m_2156/view.do?seq=681710)
VISA DU HỌC
(NGƯỜI ĐI HỌC TỰ NỘP HỒ SƠ, KHÔNG NHẬN HỒ SƠ NỘP QUA CÁC CÔNG TY TƯ VẤN)
Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ visa du học (D-2), chương trình học tiếng (D-4)
■ Đối tượng cấp
Loại trường | Loại hình học sinh | Cấp visa tại cơ quan ngoại giao | Cấp mã code | Visa điện tử | |
Trường chứng nhận | Tỷ lệ bất hợp pháp dưới 1% | Học tiếng (D-4-1) | O | O | X |
Đại học
(D-2-1~D-2-8) |
O | O | O | ||
Trường chứng nhận | Học tiếng (D-4-1),
Đại học (D-2) |
O | X | X | |
Học thạc sĩ (D-2-3), Tiến sĩ (D-2-4) | O | X | O | ||
Trường bình thường | Học tiếng (D-4-1) | X | O | X | |
Đại học (D-2) | O | X | X | ||
Trường Tốp dưới | Trường consulting | Đại học
(D-2-1~5, D-2-7)
|
O | X | X |
Học tiếng (D-4-1)
Trao đổi (D-2-6) Học ngắn hạn (D-2-8) |
X | O | X | ||
Trường hạn chế cấp visa | Học tiến sĩ (D-2-4)
Nghiên cứu (D-2-5) Trao đổi (D-2-6) |
X | O | X |
※ Đối với chương trình học tiếng, trường bình thường và trường top dưới chỉ có thể nộp hồ sơ xin visa theo mã code cấp visa của cục quản lý xuất nhập cảnh Hàn Quốc.
HƯỚNG DẪN HỒ SƠ XIN VISA DU HỌC
1. Các loại giấy tờ chung:
– Đơn xin cấp visa
– Hộ chiếu và bản sao hộ chiếu
– 1 ảnh (ảnh nền trắng kích cỡ 3.5*4.5cm, chụp trong vòng 6 tháng gần nhất)
– Giấy nhập học
* Trường hợp học sinh được nhận học bổng chính phủ như Viện Giáo dục quốc tế quốc gia, Bộ Quốc phòng v.v… thì thay thế giấy nhập học bằng thư mời
– Bản sao chứng nhận đăng kí kinh doanh (hoặc chứng nhận mã số kinh doanh) của cơ quan đào tạo
– Bản sao CMT/CCCD
– Phiếu xét nghiệm kết quả bệnh lao phổi (cấp bởi bệnh viện do Đại sứ quán chỉ định)
* 5 bệnh viện được chỉ định: ▲ Bệnh viện Phổi Trung ương, ▲ Hanoi Family Medical Practice, ▲ Bệnh viện Tràng An, ▲ Bệnh viện Bảo Sơn ▲ Bệnh viện Hồng Ngọc
– Mẫu đăng kí thông tin của người xin cấp visa du học/học tiếng
2. Giấy tờ chứng minh học lực cao nhất:
– Bản gốc giấy tờ chứng mình học lực cao nhất và bản dịch công chứng
+ Nộp giấy tờ học lực được xác nhận lãnh sự trong vòng 1 năm từ ngày xin visa sau khi hợp pháp hoá lãnh sự tại Bộ Ngoại giao Việt Nam (chứng nhận lãnh sự không chấp nhận)
– Trường hợp nộp bản gốc đã xác nhận lãnh sự tới cơ quan đào tạo, có thể nộp bản sao (cần đối chiếu với bản gốc của cơ quan đào tạo)
* Đối với giấy chứng nhận dự kiến tốt nghiệp (hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời), căn cứ vào ngày cấp giấy nhập học, chỉ công nhận giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời được cấp trong vòng 1 năm kể từ ngày tốt nghiệp.
3. Giấy tờ chứng minh tài chính (nguyên tắc bố mẹ bảo lãnh tài chính):
ㅇ Giấy xác nhận số dư tài khoản (chủ tài khoản là người xin visa) và bản gốc sổ tiết kiệm:
– Học cao đẳng và cấp cao hơn:
+ Vùng thủ đô: Số dư ít nhất 20 triệu won đã gửi tối thiểu 3 tháng trở lên
+ Địa phương: Số dư ít nhất 16 triệu won đã gửi tối thiểu 3 tháng trở lên
* (Những trường hợp ngoại lệ)
1- Trường hợp học sinh đi học theo diện visa D-2-4 ~ D-2-8, sổ tiết kiệm không cần gửi trước đủ 3 tháng
2- Trường hợp học sinh đi học trường tư vấn, sổ tiết kiệm cần gửi ít nhất từ 6 tháng trở lên
– Đối với sinh viên trao đổi:
Sổ tiết kiệm có số dư ít nhất bằng chi phí sinh hoạt tỷ lệ thuận với thời gian lưu trú (976.609won/tháng x số tháng lưu trú*)
– Đối với sinh viên học tiếng:
+ Vùng thủ đô: Số dư ít nhất 10 triệu won đã gửi tối thiểu 6 tháng trở lên
+ Địa phương: Số dư ít nhất 8 triệu won đã gửi tối thiểu 6 tháng trở lên
* Tuy nhiên, trường hợp thời gian lưu trú dưới 01 năm, áp dụng tiền đăng ký nhập học + chi phí sinh hoạt tỷ lệ thuận với thời gian lưu trú.
* Khi nộp giấy xác nhận số dư tài khoản bằng tiền Việt Nam,sẽ phải tính tỷ giá theo quý ngay trước khi cấp số dư tài khoản( ví dụ : nộp số dư tài khoản trong thời gian từ 1/1 đến 31/3 thì tính theo tỷ giá ngày 1/1, nộp số dư tài khoản trong thời gian từ 1/4 đến 30/6 thì tính theo tỷ giá ngày 1/4).
* Không công nhận sổ tiết kiệm chuyển nhượng.
ㅇ Giấy tờ chứng minh tài chính:
– Trường hợp bố mẹ hoặc gia đình ngoài bố mẹ bảo lãnh tài chính:
* Trường hợp không có bố mẹ, người thân trong gia đình có thể bảo lãnh tài chính
+ Bản dịch công chứng (tiếng Hàn hoặc tiếng Anh) giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình như sổ hộ khẩu, giấy xác nhận thông tin cư trú (CT07), giấy khai sinh
+ Bản gốc và bản dịch công chứng(tiếng Hàn hoặc tiếng Anh) giấy tờ chứng minh thu nhập và nghề nghiệp của bố mẹ
+ Bản gốc và bản dịch công chứng(tiếng Hàn hoặc tiếng Anh) giấy cam kết bảo lãnh tài chính
+ Giấy tờ chứng minh tài sản khác
– Trường hợp người thân không phải bố mẹ có quốc tịch Hàn Quốc bảo lãnh tài chính:
* Trường hợp không còn bố mẹ hoặc bố mẹ đều đang sinh sống tại Hàn Quốc, người thân trong gia đình không phải bố mẹ có quốc tịch Hàn Quốc có thể bảo lãnh tài chính
+ Bản dịch công chứng (tiếng Hàn hoặc tiếng Anh) giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình như sổ hộ khẩu, giấy xác nhận thông tin cư trú (CT07), giấy khai sinh
+ Bản gốc giấy tờ chứng minh nghề nghiệp như giấy xác nhận nghề nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh
+ Bản gốc giấy cam kết bảo lãnh tài chính và bảo lãnh nhân thân (ký đóng dấu)
+ Bản gốc chứng nhận mẫu dấu của người bảo lãnh tài chính
+ Bản sao giấy chứng nhận số dư tài khoản ngân hàng và bản sao sổ tài khoản của người bảo lãnh tài chính
+ Bản sao căn cước công dân của người bảo lãnh tài chính
– Giấy tờ chứng minh tài chính của người bên trường HQ (ví dụ giáo sư phụ trách):
* Trường hợp người bảo lãnh tài chính với mục đích nghiên cứu.
+ Bản gốc giấy bảo lãnh tài chính của giáo sư hướng dẫn (kí tên đóng dấu)
+ Bản gốc giấy chứng nhận mẫu dấu hoặc giấy xác nhận chữ ký của giáo sư hướng dẫn
* Nộp giấy chứng nhận mẫu dấu nếu đóng dấu lên Giấy bảo lãnh tài chính, nộp giấy xác nhận chữ ký nếu là chữ ký.
+ Bản gốc chứng minh nghề nghiệp của giáo sư hướng dẫn
+ Bản sao xác nhận số dư tài khoản ngân hàng và bản sao sổ tài khoản của giáo sư hướng dẫn
+ Trường hợp chi trả học bổng dưới danh nghĩa chi phí nghiên cứu, có thể thay thế bằng giấy tờ như bản sao chứng nhận số dư tài khoản của cơ quan đào tạo mà đã được chuyển tiền phí nghiên cứu, giấy tờ chứng nhận năng lực chi trả học bổng, giấy tờ xác nhận con dấu của cơ quan đào tạo.
– Trường hợp công ty bảo lãnh tài chính:
* Áp dụng cho mục đích công ty mẹ ở Hàn Quốc, chi nhánh ở Việt Nam hỗ trợ học bổng.
+ Bản sao hợp đồng lao động với chi nhánh ở Việt Nam
+ Bản dịch công chứng(tiếng Hàn hoặc tiếng Anh) chứng nhận đầu tư chi nhánh Việt Nam
+ Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty mẹ ở Hàn Quốc(cấp trong vòng 3 tháng gần nhất)
+ Bản gốc cam kết bảo lãnh tài chính và bảo lãnh nhân thân (đóng dấu công ty)
+ Bản gốc chứng nhận mẫu dấu của công ty
+ Bản sao chứng minh thư của người bảo lãnh tài chính(giám đốc đại diện)
– Trường hợp học sinh nhận học bổng:
+ Trường hợp học sinh được hỗ trợ 100% học phí và sinh hoạt phí:
· Bản gốc giấy chứng nhận học bổng (đóng dấu giống dấu trên giấy nhập học)
+ Trường hợp được học bổng dưới 100%:
· Bản gốc chứng nhận học bổng và giấy tờ chứng minh tài chính đối với số tiền bản thân phải chi trả
4. Giấy tờ nộp cho từng chương trình:
– Trường Đại học được công nhận ưu tú (có tỉ lệ bất hợp pháp dưới 1%):
* Tuy nhiên, trường hợp học tiếng (D-4) vẫn cần nộp giấy tờ chứng minh trình độ học vấn và năng lực tài chính mà không liên quan đến việc trường Hàn Quốc có phải là trường được công nhận ưu tú hay không.
+ Hộ chiếu và bản sao hộ chiếu
+ Đơn xin cấp visa
+ Giấy nhập học
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của trường Hàn Quốc (hoặc chứng nhận mã số kinh doanh)
+ Phiếu xét nghiệm lao phổi
+ Kế hoạch học tập và bản tự giới thiệu bản thân (học sinh tự viết bằng tiếng Hàn hoặc tiếng Anh)
+ Bản sao chứng minh thư
– Chương trình học tiếng (D-4-1):
+ Giấy tờ chung
+ Kế hoạch đào tạo tại trường gửi về (bao gồm nội dung về thời khoá biểu, lịch dạy giáo viên, cơ sở vật chất của trường…)
+ Giấy tờ học lực cao nhất
+ Kế hoạch học tập và bản tự giới thiệu bản thân (học sinh tự viết bằng tiếng Hàn hoặc tiếng Anh)
+ Giấy tờ chứng minh tài chính
– Chương trình cao đẳng, đại học, thạc sĩ tiến sĩ (D-2-1~D-2-4):
+ Giấy tờ chung
+ Giấy tờ chứng minh học lực cao nhất
+ Kế hoạch học tập và bản tự giới thiệu bản thân (học sinh tự viết bằng tiếng Hàn hoặc tiếng Anh)
+ Giấy tờ chứng minh tài chính
– Du học nghiên cứu (D-2-5):
+ Giấy tờ chung(không cần nộp giấy nhập học)
+ Giấy tờ chứng minh học lực cao nhất (nguyên tắc phải có bằng thạc sĩ trở lên)
+ Giấy bảo lãnh nhân thân hoặc giấy tờ chứng minh tài chính (xác nhận số dư tài khoản, giấy chứng nhận được chi trả phí nghiên cứu…)
+ Giấy tờ chứng nhận nghiên cứu (giấy xác nhận nghiên cứu sinh người nước ngoài có đóng dấu của hiệu trưởng trường …)
– Chương trình du học trao đổi (D-2-6)
+ Giấy tờ chung
+ Bản gốc giấy giới thiệu do hiệu trưởng trường trực thuộc (ở Việt Nam) cấp (tiếng Hàn hoặc tiếng Anh)
* Nếu bằng tiếng Việt thì nộp kèm bản dịch công chứng (tiếng Hàn hoặc tiếng Anh).
+ Giấy tờ chứng minh là học sinh trao đổi (công văn của trường bên mời, bản sao biên bản hợp tác trao đổi sinh viên giữa 2 trường….)
+ Giấy tờ chứng minh đã học hơn 1 kỳ tại trường(giấy xác nhận đang học tập tại trường, bảng điểm v.v…)
+ Giấy tờ chứng minh tài chính
– Chương trình du học kết hợp làm việc (D-2-7)
+ Giấy tờ chung
+ Giấy tờ chứng minh trình độ học vấn và năng lực tài chính được thay thế bằng “Chứng nhận học bổng cho người nước ngoài theo diện học bổng chính phủ” do Viện trưởng Viện giáo dục quốc tế quốc gia cấp
– Chương trình du học ngắn hạn (D-2-8):
+ Giấy tờ chung
+ Giấy tờ chứng minh học vấn và năng lực tài chính.
* Trường hợp người du học ngắn hạn là sinh viên được nhận học bổng chính phủ GKS, được miễn nộp Chứng nhận tốt nghiệp cấp trung học phổ thông.
5. Lưu ý:
– Tăng cường thẩm tra đối với trường hợp thay đổi địa chỉ hộ khẩu
+ Trường hợp thay đổi địa chỉ để xin visa, về nguyên tắc sẽ từ chối cấp visa
+ Về nguyên tắc phải xin đăng kí visa ở cơ quan ngoại giao có thẩm quyền tương ứng với tỉnh thành mà người nộp đơn tốt nghiệp bậc học cuối cùng.
+ Tuy nhiên, trong các trường hợp thay đổi địa chỉ vì lý do công việc, học tập…, đối với những người đã cư trú từ 6 tháng trở lên, sẽ quyết định cấp hay không sau khi xác nhận với các cơ quan chính phủ và trường học.
– Tăng cường thẩm tra hồ sơ
+ Giấy nhập học, giấy tờ công chứng học lực, giấy tờ chứng minh tài chính, giấy tờ đính kèm khác có hiệu lực cấp trong vòng 3 tháng gần nhất kể từ ngày nộp hồ sơ.
+ Ảnh dán trên đơn xin cấp visa được chụp trong 6 tháng gần nhất tính từ ngày đăng ký, khi phỏng vấn nếu có sự khác biệt với ảnh trên hồ sơ thì sẽ từ chối visa.
+ Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng phải được cấp trong vòng 10 ngày gần nhất.
+ Khi nộp bản dịch công chứng, nộp bản công chứng sao từ bản gốc
– Tiêu chuẩn trình độ ngôn ngữ (tiếng Hàn hoặc tiếng Anh):
+ Chỉ áp dụng đối với du học sinh người nước ngoài dự kiến nhập học / học tiếp lên trường đại học thấp hơn (D-2-1-8).
* Sinh viên quay trở lại học, sinh viên nhận học bổng chính phủ, sinh viên nhận học bổng do chính phủ nước ngoài hỗ trợ áp dụng tiêu chuẩn nhập học của trường đó.
* Trường hợp là du học sinh của trường đại học được công nhận và các trường đại học thông thường, không bắt buộc nộp, tuy nhiên sẽ được cộng thêm điểm hoặc ưu đãi trong quá trình thẩm tra visa.
+ Trình độ tiếng Hàn:
Phân loại | Thi năng lực tiếng Hàn (TOPIK) | Chương trình Hội nhập Xã hội (KIIP) | Khóa học tiếng Hàn của Học viện King Sejong |
Cao đẳng | Cấp 3 trở lên | Hoàn thành từ cấp 3 trở lên hoặc đạt từ 61 điểm đánh giá trở lên | Từ Trung cấp 1 trở lên |
(Nới lỏng) Khoa Đào tạo ngành công nghiệp gốc | Cấp 2 trở lên | Hoàn thành từ cấp 2 trở lên hoặc đạt từ 41 điểm đánh giá trở lên | Từ Sơ cấp 2 trở lên |
Đại học trở lên (chuyên ngành chuyên sâu) | Cấp 4 trở lên | Hoàn thành từ cấp 4 trở lên hoặc đạt từ 81 điểm đánh giá trở lên | Từ Trung cấp 2 trở lên |
(Nới lỏng) Khoa Năng khiếu nghệ thuật và thể thao | Cấp 3 trở lên | Hoàn thành từ cấp 3 trở lên hoặc đạt từ 61 điểm đánh giá trở lên | Từ Trung cấp 1 trở lên |
Sinh viên trao đổi | Cấp 2 trở lên | Hoàn thành từ cấp 2 trở lên hoặc đạt từ 41 điểm đánh giá trở lên | Từ Sơ cấp 2 trở lên |
+ Trình độ tiếng Anh:
· Áp dụng riêng tiêu chuẩn trình độ tiếng Anh cho du học sinh thuộc khóa học sử dụng tiếng Anh.
· Đạt từ 530 điểm đối với TOEFL (CBT 197, iBT 71), 5.5 IELTS, B2 CEFR, 601 điểm TEPS (NEW TEPS 327 điểm) trở lên và áp dụng tiêu chuẩn chung bất kể bậc học.
– Lưu ý khác
+ Trường hợp nộp thiếu hồ sơ từ chối cấp visa
+ Trong quá trình thẩm tra hồ sơ thị thực, có thể tiến hành phỏng vấn bổ sung ngoài việc thẩm tra hồ sơ, trường hợp bị trượt phỏng vấn sẽ bị từ chối cấp thị thực.
+ Đặc biệt, trường hợp phát hiện làm giả hồ sơ, ngoài việc từ chối cấp visa sẽ gửi hồ sơ cho cơ quan điều tra của nước sở tại để điều tra
+ Đối tượng bị từ chối visa có thể nộp lại hồ sơ sau 3 tháng kể từ ngày bị từ chối cấp.
+ Thời gian thẩm tra hồ sơ:
· (Visa cấp tại Đại sứ quán Hàn Quốc): 20 ngày làm việc bao gồm cả ngày nộp hồ sơ
· (Học sinh có học bổng toàn phần, học sinh xin visa D-2-4 ~ D-2-8, có giấy công nhận cấp visa của Bộ Tư pháp): 10 ngày làm việc bao gồm cả ngày nộp hồ sơ)
* Thời gian thẩm tra nêu trên là thời gian trung bình, tuy nhiên có thể gia hạn thêm tuỳ thuộc vào việc yêu cầu bổ sung hồ sơ và phỏng vấn.
LIÊN HỆ TƯ VẤN DU HỌC HÀN QUỐC:
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DUYÊN HẢI
Điện thoại: 0979 86 86 57 – 0973 86 86 00
Mail: tuvantuyensinh@duyenhai.edu.vn – dungnd@duyenhai.edu.vn